Ngay từ trẻ được sinh ra, chúng bắt đầu học hỏi. Chúng học cách khóc, ăn, ngủ… Lớn lên, khi những đứa trẻ có khả năng đọc các từ ngắn và đi bô nói, chúng bắt đầu trở thành những đứa trẻ tự tin. Nhưng cảm giác tự tin đó cần được nuôi dưỡng từ nhỏ để trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Vậy, làm thế nào để đảm bảo con cái có một cảm giác tự tin lành mạnh?
Tiến sĩ Roseanne Lesack, nhà tâm lý học trẻ em và giám đốc Unicorn Children’s Foundation tại Đại học Nova Southeastern ở Florida, đã đưa 4 bí quyết dưới đây để giúp các bậc cha mẹ có thể tham khảo nhằm truyền sự tự tin cho con cái của họ.
Khen ngợi và liên tục động viên
Bất kỳ ai cũng muốn được động viên và khen ngợi. Đối với con trẻ, sự khen ngợi không chỉ tạo ra các hoạt động tích cực mà còn là lời nói mang tính liên tục, xuyên suốt để trẻ tự động làm việc, ngay cả khi trưởng thành.
Đừng ngại dùng câu “thần chú” để tự nhắc nhở trẻ nếu gặp khó khăn, chẳng hạn như: “Có khó khăn thì con mới phải cố gắng!”, “Không thành công thì hãy thử lại lần nữa và làm tốt hơn!”; “Con làm được mà” để chúng cảm thấy thoải mái và tiếp tục cho đến khi thực hiện đúng.
Những đứa trẻ tự tin đến từ những bậc cha mẹ tự tin. Vì vậy, đừng ngại nói về phẩm chất cá nhân, kỹ năng và thành công: “Cha mẹ đã nỗ lực rất nhiều cho công việc đó và mẹ vui khi nỗ lực làm một công việc tốt”. Khi cha mẹ làm gương cho cách tự nói chuyện tích cực, trẻ sẽ tiếp thu cảm giác tự tin đó.
Cha mẹ thành thật về điểm yếu của chúng
Muốn nuôi dạy những đứa trẻ tự tin (không trở thành kẻ kiêu ngạo) đừng nói dối con cái của họ rằng chúng cần phải làm việc chăm chỉ hơn.
“Trẻ em cũng cần biết những gì chúng không biết. Bạn muốn con mình tự tin nhưng ngược lại, bạn cũng không muốn con tự mãn vì thế bạn cần cho con biết những nhược điểm của mình”, Lesack nói.
Dạy con tinh thần đồng đội
Các bậc cha mẹ đừng để con cái nghĩ rằng chỉ có chúng và chúng là lý do khiến trận đấu bóng chày hoặc bóng rổ chiến thắng. Khi khen những khoảnh khắc của con mình, cần đề cập đến bạn bè và nói rằng họ cũng đã làm tốt như thế nào và họ khuyến khích con mình khen những người khác về những nỗ lực của chúng.
Theo Lesack, cha mẹ cần đảm bảo trẻ em cần biết rằng thành công không phải của chính chúng nếu không có sự giúp đỡ của những người bạn chăm chỉ hoặc bạn học.
Hãy là bạn đồng hành bên con
Bạn có thể hướng dẫn con những kỹ năng vượt qua các tình huống khó khăn nhưng chính trẻ phải là người tự giải quyết vấn đề. Bố mẹ chỉ nên là bạn đồng hành để trẻ có được sự tự do và chủ động phát triển.
Để con là người quyết định vấn đề của mình và điều này không có nghĩa là bạn bỏ mặc trẻ, mà hãy kiên nhẫn quan sát, mỉm cười động viên cũng như sẵn sàng hỗ trợ khi con cần.
Cha mẹ muốn bảo vệ trẻ nên đôi khi cứ liên tục nhắc trẻ cần phải làm gì nhưng đó là lúc bạn đang giới hạn khả năng của trẻ. Điều bạn nên làm lúc này là quan sát, đảm bảo bảo con mình được an toàn và động viên.